Trang thông tin tuyên tuyên truyền về thực hiện Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị
1) Giới thiệu:
Thực hiện Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới và Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) đến năm 2030. Trường ĐH Quốc Tế là một trong những trường ĐH trong hệ thống giáo dục của ĐH Quốc gia Tp. HCM và đã có những chuẩn bị các thế mạnh của mình trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và đào tạo mang tính tiên phong các ngành CNSH (Biotechnology), Khoa học Y Sinh học (Biomedical Science) và Kỹ thuật Y sinh (Biomedical Eginering) để phục vụ cho sự thành công của nghị quyết 36 của Bộ Chính trị.
Về đào tạo, Trường ĐH Quốc Tế đã và đang triển khai nhiều chương trình đào tạo về CNSH và Y sinh bao gồm các chương trình đào tạo từ bậc đại học, chương trình bậc thạc sĩ, đến chương trình bậc tiến sĩ và được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đặc biệt, chương trình đào tạo cử nhân CNSH và Kỹ sư KTYS đã được AUN-QA (2011), ABET (2028) và ASIIN (2013) đánh giá là chương trình đào tạo có chất lượng hàng đầu Việt Nam với quy mô đào tạo khoảng 300 sinh viên ĐH, 30 thạc sĩ và 10 tiến sĩ/năm.
Về nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Quốc tế đã hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, các nhóm nghiên cứu tiềm năng với một số phòng thí nghiệm (PTN) có vai trò tiên phong về CNSH tại Việt Nam như: PTN tái biệt hóa tế bào, PTN phát triển giống cây trồng , PTN Kỹ nghệ mô và Vật liệu Y sinh, Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm v.v. Ngoài ra, Trường ĐH Quốc Tế cũng là đơn vị tiên phong trong cả nước triển khai các nghiên cứu về thiết kế, ứng dụng sản phẩm, thiết bị y tế nhằm thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của đất nước và y học tái tạo, đang triển khai các nghiên cứu, ứng dụng hàng đầu tại Việt Nam về các công nghệ ưu tiên như công nghệ gen, tế bào động vật, tế bào gốc trong trị liệu, KTYS, vật liệu y sinh, tái biệt hóa tế bào, kỹ nghệ mô và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, v.v.
2) Các lĩnh vực, hướng nghiên cứu trọng tâm về CNSH của Trường ĐH Quốc tế bào gồm:
- Y tế: chăm sóc sức khỏe từ xa (viễn y), thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh, hệ thống chẩn đoán và liệu pháp điều trị bệnh tiên tiến, kháng thuốc, y sinh học tái tạo, vắc-xin phòng dịch bệnh mới, sinh dược, thuốc và thực phẩm chức năng từ thảo dược đặc hữu, hỗ trợ sinh sản và liệu pháp tế bào gốc.
- Nông nghiệp: giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản mới, vắc-xin, thuốc sinh học, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi an toàn, động thực vật chuyển gen, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm và bản địa cho Việt Nam.
- Công nghiệp và môi trường: chế phẩm sinh học phục vụ chế biến thực phẩm, chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý môi trường, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn gen quý hiếm và đa dạng sinh học.
3) Các lĩnh vực, hướng nghiên cứu trọng tâm về Kỹ thuật Y sinh của Trường ĐH Quốc tế bào gồm:
- Nghiên cứu phát triển công nghệ vật liệu y sinh, vật liệu nano y học, công nghệ in 3D vật liệu trong điều trị các tổn thương, phục hồi chức năng. Công nghệ tế bào gốc trong y học tái tạo, điều trị các bệnh lý.
- Nghiên cứu và phát triển các phương pháp chẩn đoán để phát hiện sớm và chính xác các bệnh như ung thư, tiểu đường, các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lý lão hoá thần kinh như Alzheimer và Parkinson, bệnh về mắt, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ.
- Phát triển hệ nano mang thuốc thông minh trong điều trị viêm và ung thư.
Hệ hydrogel polymer sinh học và vi kim kiểm soát giải phóng thuốc ứng dụng trong điều trị bệnh. - Nghiên cứu tạo các sản phẩm dược liệu Việt Nam bằng công nghệ bào chế tiên tiến.
- Tập trung nghiên cứu ứng dụng của quang học và công nghệ nano để phát triển các phương pháp và bề mặt cảm biến sinh học mới, phát triển phòng thí nghiệm trên chip (Lab-on-a-Chip) và các thiết bị chẩn đoán tại chỗ.
- Nghiên cứu phát triển big data và trí tuệ nhân tạo (AI) và các phương pháp, thiết bị để xử lý tín hiệu y sinh như điện não, điện tim và chẩn đoán sớm bệnh thông qua hình ảnh Y Sinh phục vụ trong y học tái tạo và kỹ thuật mô.
- Phát triển các kỹ thuật chẩn đoán phân tử dựa trên các kỹ thuật như PCR, real-time PCR, kỹ thuật chẩn đoán dựa trên giải mã trình tự gen.
- Phát triển các giải pháp công nghệ hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng với sự trợ giúp của thực tế ảo, thực tế tăng cường (hỗn hợp), và Digital Twin kết hợp với AI cho các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng vận động, và mô phỏng lâm sàng.
- Phát triển các giải phân tích, xử lý các tín hiệu/ hình ảnh y sinh như tín hiệu cường độ sáng, tín hiệu phân cực, hình ảnh CT, ảnh X-quang, ảnh MRI, ảnh phân cực ánh sáng trong phân loại, chẩn đoán ung thư, khối u, các loại bệnh (ung thư da/vú/gan/máu, u não, bệnh lồng ngực …).
- Thiết kế, chế tạo thiết bị đeo (wearable devide) ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thị giác máy tính, bản sao kỹ thuật số (Digital twin) giúp theo dõi, phục hồi và điều trị bệnh.
- Phát triển các hệ thống phần mềm kết hợp với thiết bị sử dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường, bản sao kỹ thuật số (Digital twin) và trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ phân tích và chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng vận động.
- Phát triển serious game 2-D và 3-D kết hợp với thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh và vận động.
- Ứng dụng AI phát triển các phương pháp dự đoán hình dạng 3D của các mô/cơ quan bị khuyết phục vụ cho y học tái tạo.
- Số hóa hệ vận động của cơ thể người dựa vào thị giác máy tính để phân tích và tối ưu hiệu suất vận động trong phục hồi chức năng, thể thao, và cảnh báo đột quỵ.
- Phát triển các công nghệ và ứng dụng điện thoại giúp tái tạo, hồi phục chức năng thần kinh.
Nghiên cứu, phân tích tác dụng cải thiện trí nhớ, giảm stress, chống lão hoá, ngăn ngừa bệnh lý tâm-thần kinh của các dược phẩm và thực phẩm chức năng.
4) Kết luận
Chiến lược của trường ĐH Quốc Tế phát triển đào tạo và nghiên cứu về CNSH và KTYS đã dựa trên những mục tiêu chiến lược của Chính phủ, TP.HCM và ĐHQG-HCM. Đã đáp ứng được Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng CNSH, KTYS phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Trường ĐH Quốc tế tin tưởng rằng với chiến lược phát triển CNSH, KTYS đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cùng đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên được đào tạo bài bản từ các nước phát triển và sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và PTN từ Đại học Quốc gia Tp. HCM cùng các bộ ban ngành của chính phủ, Trường ĐH Quốc tế sẽ góp phần đưa nghị quyết 36 của Bộ Chính trị thành công tốt đẹp.